TIN MỚI
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT HỒ SƠ

image advertisementimage advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Giới thiệu khái quát nội dung Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới

Trên cơ sở tổng kết lý luận và thực tiễn công phu, nhất là tổng kết quá trình thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và các chủ trương có liên quan, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 về “tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới”. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Đảng ta ban hành một Nghị quyết chuyên đề của Trung ương về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó có rất nhiều nội dung, yêu cầu mới, quan trọng về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật.

Nghị quyết số 27-NQ/TW vừa kế thừa các nội dung của Nghị quyết số 48-NQ/TW[1] và Nghị quyết số 49-NQ-TW[2] của Bộ Chính trị (như khẳng định việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và phù hợp với thực tiễn Việt Nam; các định hướng mục tiêu xây dựng hệ thống pháp luật “thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch”, xây dựng nền tư pháp “trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh”)... vừa có nhiều nội dung mới, bổ sung, phát triển; chẳng hạn như: (i) Xác định rõ 8 đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; (ii) Yêu cầu phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và kiểm soát hiệu quả quyền lực nhà nước; (iii) Yêu cầu hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, ổn định, dễ tiếp cận, được thực hiện nghiêm minh và nhất quán; tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong công tác xây dựng, thi hành pháp luật và thực thi công vụ; (iv) Tổ chức và hoạt động của Quốc hội theo hướng phát huy tính dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp; (v) Tổ chức và hoạt động của Chính phủ và nền hành chính theo hướng đề cao tính chủ động, sáng tạo, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, kỷ luật, kỷ cương; (vi) Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền khoa học, hợp lý, đi đôi với nâng cao trách nhiệm gắn với bảo đảm nguồn lực, năng lực thực hiện pháp luật cho các địa phương; (vii) Xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, liêm chính… Những nội dung mới đó nhằm đáp ứng đòi hỏi trong giai đoạn mới của đất nước khi nền kinh tế đã ở quy mô khác trước, sự hội nhập quốc tế sâu rộng, cùng với sự tác động sâu sắc của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới, nhất là quá trình chuyển đổi số.

Nghị quyết đặt ra mục tiêu Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có hệ thống pháp luật hoàn thiện, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, được phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát hiệu quả; nền hành chính, tư pháp chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại; bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, thực sự chuyên nghiệp, liêm chính; quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045”.

Nghị quyết cũng xác định một trong 3 nhiệm vụ trọng tâm là “hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, nhất quán; bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật”./.



[1] Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật từ nay đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

[2] Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

 

Tin liên quan
 
12345678

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TƯ PHÁP TỈNH NGHỆ AN

Trưởng ban biên tập: Ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Nghệ An

Điện thoại: 038.3 842 283/ Email: tp@nghean.gov.vn

Địa chỉ: số 56 Nguyễn Thị Minh Khai - Hưng Bình - TP.  Vinh tỉnh Nghệ An

® Ghi rõ nguồn Cổng TTĐT Sở Tư pháp tỉnh Nghệ An (hoặc tuphap.nghean.gov.vn) khi trích dẫn tin từ địa chỉ này.