Hội thảo đánh giá kết quả 5 năm thực hiện quyết định số 14/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật
HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 5 NĂM THỰC HIỆN QUYẾT
ĐỊNH SỐ 14/2019/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC
TỦ SÁCH PHÁP LUẬT
Chiều
ngày 23/12, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả 05 năm thực
hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây
dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật.
Hội
thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối 63 điểm
cầu tại Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trên cả nước. Đồng chí Phan Hồng Nguyên,
Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp chủ trì Hội thảo.
Điểm cầu trực tuyến tại Sở Tư pháp Nghệ An
Tham
dự Hội thảo tại điểm cầu Sở Tư pháp tỉnh Nghệ An có đại diện lãnh đạo các Sở,
ban, ngành và UBND các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Anh Sơn, Nghi Lộc, thành phố
Vinh. Theo Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp, cả nước hiện có 1.722
TSPL tại các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, xã đặc biệt
khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã thuộc các huyện nghèo; 8.511
TSPL theo Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ
quyết định về xây dựng, quản lý, khai thác TSPL tiếp tục được duy trì;
trong lực lượng quân đội, công an có hơn 9.329 TSPL với hàng triệu đầu sách,
báo, tài liệu các loại. Ngoài TSPL cấp xã và TSPL ở cơ quan, đơn vị của lực
lượng vũ trang nhân dân, các địa phương đã phát triển nhiều mô hình, cách thức
khai thác tủ sách/ngăn sách pháp luật đa dạng, phong phú. Nhìn chung, những kết
quả đạt được sau 5 năm triển khai thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg đã khẳng
định TSPL là thiết chế PBGDPL hướng về cơ sở, đưa pháp luật vào cuộc sống.
Đối
với tỉnh Nghệ An, sau 05 năm triển khai thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg,
toàn tỉnh hiện đang tiếp tục duy trì 92 tủ sách pháp luật tại các xã đặc biệt
khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu và các xã thuộc huyện nghèo tại
08 huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Thanh Chương, Con
Cuông và Anh Sơn. Trung bình mỗi tủ
sách pháp luật cấp xã có khoảng 20 đầu sách, tài liệu pháp luật, chủ yếu các
lĩnh vực về hình sự; dân sự; hôn nhân và gia đình; đất đai; khiếu nại, tố cáo…
hàng năm, mỗi tủ sách đều được
bổ sung thêm một số đầu sách, tài liệu pháp luật hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ công tác chính quyền, hành chính, tư
pháp. Đối với những TSPL còn lại, đã tiến hành rà soát, kiểm kê và sáp nhập 339/368 tủ
sách pháp luật cấp xã vào các thiết chế văn hóa cơ sở tại địa phương (chiếm tỷ
lệ 92%).
Thông
qua Hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay, hạn chế,
nguyên nhân, đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng, quản lý,
khai thác TSPL. Trong đó tập trung thảo luận về các khó khăn trong việc duy trì
TSPL; đổi mới và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong khai thác sách,
tài liệu pháp luật; xây dựng TSPL điện tử…
Hội
thảo nhằm đánh giá kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế, vướng mắc phát sinh
từ thực tiễn trong quá trình triển khai Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg. Trên cơ sở
kết quả của Hội thảo, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục nghiên cứu, tham mưu Thủ tướng
Chính phủ đưa ra định hướng, giải pháp để đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác xây dựng, quản lý, khai thác TSPL trong giai đoạn hiện nay./.