Nghệ An thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
Trong hoạt động quản lý nhà nước, chính quyền địa phương phải thực hiện chức năng ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Để xây dựng hệ thống văn bản QPPL bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành. Đồng thời, đề cao tính minh bạch, công khai, dân chủ, góp phần quan trọng vào công tác quản lý xã hội bằng pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương thì công tác kiểm tra văn bản QPPL là nhiệm vụ hết sức quan trọng, cần thiết. Xác định rõ điều này, thời gian qua, Sở Tư pháp đều tham mưu UBND tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch tự kiểm tra, kiểm tra văn bản QPPL và tổ chức thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật đảm bảo chất lượng, hiệu quả và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đưa công tác kiểm tra văn bản QPPL ngày càng đi vào nề nếp, góp phần thực hiện cải cách hành chính, tăng cường công tác quản lý Nhà nước bằng pháp luật và thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh nhà phát triển.
Trong hoạt động quản lý nhà nước, chính quyền địa phương phải thực hiện chức năng ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Để xây dựng hệ thống văn bản QPPL bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành. Đồng thời, đề cao tính minh bạch, công khai, dân chủ, góp phần quan trọng vào công tác quản lý xã hội bằng pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương thì công tác kiểm tra văn bản QPPL là nhiệm vụ hết sức quan trọng, cần thiết. Xác định rõ điều này, thời gian qua, Sở Tư pháp đều tham mưu UBND tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch tự kiểm tra, kiểm tra văn bản QPPL và tổ chức thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật đảm bảo chất lượng, hiệu quả và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đưa công tác kiểm tra văn bản QPPL ngày càng đi vào nề nếp, góp phần thực hiện cải cách hành chính, tăng cường công tác quản lý Nhà nước bằng pháp luật và thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh nhà phát triển.
Ghi nhận từ những kết quả:
Với nhận thức việc xây dựng Kế hoạch tự kiểm tra và kiểm tra văn bản QPPL là cơ sở, căn cứ để kiểm tra văn bản, tạo tính chủ động và tính kế hoạch trong công tác kiểm tra văn bản, cho nên ngay từ đầu năm Sở Tư pháp đã phối hợp với các Sở, Ngành liên quan chủ động tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch, theo dừi, đôn đốc triển khai thực hiện, hướng dẫn UBND cấp huyện xây dựng và thực hiện Kế hoạch. Do vậy, thời quan qua UBND tỉnh và 100% UBND cấp huyện đều xõy dựng, ban hành được kế hoạch tự kiểm tra và kiểm tra văn bản QPPL. Công tác tự kiểm tra và kiểm tra văn bản QPPL cũng được tiến hành thường xuyên, kịp thời theo kế hoạch đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Do đó, những văn bản có nội dung trái pháp luật đều được phát hiện và xử lý kịp thời góp phần xây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, minh bạch, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính khả thi phục vụ trực tiếp yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế XHCN, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Do xác định tầm quan trọng của việc xây dựng thể chế trong công tác kiểm tra văn bản QPPL. Ngay sau khi Luật Ban hành văn bản của HĐND và UBND ban hành, Nghị định của Chính phủ về công tác kiểm tra văn bản QPPL và các văn bản QPPL do các cơ quan liên quan ở Trung ương được ban hành Sở Tư pháp đã phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản QPPL như: Quy định về kiểm tra, xử lý văn bản QPPL, Quy chế Cộng tác viên kiểm tra văn bản QPPL, Quy định về kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra văn bản QPPL. Những văn bản QPPL này cũng được UBND tỉnh chỉ đạo rà soát thường xuyên nhằm sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế kịp thời cho phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành và tình hình thực tiễn ở địa phương. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng đưa công tác kiểm tra văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
Xác định được công tác kiểm tra văn bản QPPL là công tác khó, phức tạp đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác này phải được đào tạo bài bản, có năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ và xác định được vị trí, vai trò quan trọng của công tác cán bộ, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thẩm định, kiểm tra văn bản QPPL. Vì vậy, thời gian qua Sở Nội vụ, Sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn Đại học Luật trở lên, đã được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ kiểm tra văn bản QPPL trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này. Đồng thời, hàng năm Sở Tư pháp phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu xây dựng chương trình và tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ pháp chế các Sở, Ngành cấp tỉnh; cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra văn bản QPPL cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; Cộng tác viên kiểm tra văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ kiểm tra, xử lý văn bản QPPL nhằm đảm bảo cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác kiểm tra văn bản QPPL đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Do lực lượng cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL còn tương đối mỏng, chưa có kinh nghiệm trong công tác kiểm tra văn bản QPPL và việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra văn bản QPPL ở cấp tỉnh, cấp huyện chưa được bố trí cho các cán bộ chuyên trách mà hầu hết là đang thực hiện kiêm nhiệm cùng với thực hiện nhiệm vụ khác. Vì vậy, để hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ, công chức ở các cơ quan chuyên trách có thẩm quyền kiểm tra QPPL, Sở Tư pháp phối hợp với các Sở, Ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng đội ngũ Cộng tác viên kiểm tra văn bản QPPL cấp tỉnh, với tổng số 32 Cộng tác viên, chủ yếu là cán bộ pháp chế các Sở, Ngành cấp tỉnh và Trưởng, Phó phòng Tư pháp các huyện, thành phố, thị xã, cơ bản có trình độ Đại học Luật và được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ kiểm tra, xử lý văn bản QPPL đáp ứng được yêu cầu của công tác kiểm tra văn bản QPPL. Đồng thời, hướng dẫn cấp huyện xây dựng đội ngũ cộng tác viên để phục vụ cho hoạt động kiểm tra văn bản QPPL cấp huyện.
Xác định đổi mới phương thức kiểm tra văn bản nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL là yêu cầu cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, Sở Tư pháp tham mưu cho UBND tỉnh đổi mới phương thức kiểm tra văn bản QPPL nên trong thời gian qua công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh Nghệ An được thực hiện thống nhất, đồng bộ với nhiều phương thức khác nhau. Bên cạnh, giao cho Giám đốc Sở Tư pháp thành lập Đoàn kiểm tra văn bản QPPL để kiểm tra định kỳ theo kế hoạch; tổ chức kiểm tra văn bản do HĐND, UBND cấp huyện, xã gửi về theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 19 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản QPPL thì Chủ tịch UBND tỉnh còn thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra văn bản QPPL theo chuyên đề, ngành, lĩnh vực hoặc khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thông qua việc kiểm tra văn bản QPPL theo chuyên đề, ngành, lĩnh vực giúp kiểm tra văn bản về chiều sâu, tập trung vào nội dung của từng văn bản. Nhất là văn bản quy định về các lĩnh vực nhạy cảm như: đất đai, tài nguyên và môi trường, đầu tư, xây dựng và tài chính….
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh, Sở Tư pháp tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra và xử lý văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012-2016. Nội dung Đề án đã đề ra một số giải pháp như: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo HĐND,UBND các cấp trong việc xây dựng, ban hành, kiểm tra và xử lý văn bản QPPL và tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành đối với công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL; tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Nghị định số 40/2010/NĐ-CP, Thông tư số 20/2010/TT-BTP và các văn bản QPPL có liên quan; hoàn thiện thể chế về kiểm tra và xử lý văn bản QPPL; củng cố kiện toàn tổ chức, biên chế; nâng cao ý thức trách nhiệm và năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra và xử lý văn bản QPPL; đổi mới phương thức kiểm tra văn bản; đầu tư cấp kinh phí, trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra văn bản QPPL.
Vẫn còn đó những khó khăn:
Tuy nhiên, thời gian qua công tác kiểm tra văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế và khó khăn, vướng mắc nhất định cần giải pháp để tháo gỡ.
Đó là đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra rà soát quá mỏng, ở huyện không bố trí cán bộ chuyên trách công tác kiểm tra văn bản và thời gian làm việc ở mỗi đơn vị ít (kiểm tra ở huyện 1 đến 2 ngày, ở xã 1 buổi) dẫn đến kết quả kiểm tra chất lượng chưa cao. Chưa có chế độ đãi ngộ đặc thù do đó chưa thu hút được đội ngũ có trình độ chuyên môn vào cơ quan tư pháp hoặc làm cán bộ pháp chế chuyên trách nên đội ngũ cán bộ làm công tác này trong thời gian qua còn thiếu và yếu chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác kiểm tra và xử lý văn bản QPPL. Việc xây dựng Hệ cơ sở dữ liệu chung phục vụ cho công tác kiểm tra chưa thực hiện được. Do vậy, hiện nay việc thu thập văn bản QPPL làm cơ sở cho công tác kiểm tra văn bản chủ yếu tập trung từ Trang Web của Chính phủ, Bộ, Ngành ở Trung ương và Công báo. Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL cơ bản có trình độ Đại học, nhưng đa số còn trẻ, lực lượng mỏng, được điều động, luân chuyển từ nhiều đơn vị nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kiểm tra, rà soát văn bản và thực hiện chức trách còn kiêm nhiệm. Kinh phí đầu tư cho hoạt động kiểm tra, rà soát văn bản còn hạn hẹp; thiếu trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho hoạt động kiểm tra đặc biệt là máy tính, Hệ cơ sở dữ liệu nên ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL.
Sự quan tâm đầu tư của HĐND, UBND huyện cho công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ, trong khi đó bộ phận tư pháp cấp huyện, xã phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác của Văn phòng HĐND, UBND, do đó thời gian để đầu tư tập trung cho hoạt động kiểm tra, rà soát văn bản QPPL còn ít. Mặt khác, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ tư pháp cấp huyện vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Văn phòng HĐND- UBND huyện, xã chưa nhận thức được vai trò của việc gửi văn bản QPPL sau khi ban hành cho cơ quan tư pháp để kiểm tra theo quy định tại Nghị định số 40/2010/NĐ-CP nên việc gửi văn bản QPPL cho Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp chưa được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên.
Cấp tỉnh, cấp huyện đều xây dựng được đội ngũ Cộng tác viên kiểm tra văn bản nhưng Trung ương chưa có hướng dẫn cụ thể về cơ chế quản lý, sử dụng Cộng tác viên kiểm tra văn bản nên trong thực tế chưa phát huy được vai trò của đội ngũ này vào hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản QPPL.
Mặc dù có quy định về việc xem xét, xử lý cán bộ công chức trong quá trình tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, thông qua, ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật. Tuy nhiên, đến nay Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp chưa có hướng dẫn cụ thể về nội dung này nên trong thời gian qua việc xem xét, xử lý việc ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật chưa thực hiện được. Do đó, tính răn đe chưa cao và thực tế cũng tồn tại nhiều văn bản trái pháp luật, việc xử lý văn bản trái pháp luật sau kiểm tra chưa nghiêm túc.
Hiện nay cơ sở pháp lý về kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra văn bản QPPL đó được quy định đầy đủ. Tuy nhiên, do Ngân sách nhà nước hạn hẹp nên ở cấp tỉnh Ngân sách bố trí cho hoạt động này thấp (từ 80-120 triệu đồng). Cấp huyện, mới một số đơn vị cấp huyện bố trí kinh phí bảo đảm cho công tác này nhưng cũng tương đối thấp và chưa kịp thời như: Tương Dương, Anh Sơn, Quỳnh Lưu, Yên Thành, thị xó Thỏi Hũa. Bờn cạnh đó, cũng có một số đơn vị chưa bố trí kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra văn bản QPPL như: Kỳ Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu nên gây khó khăn cho quá trỡnh thực hiện nhiệm vụ và ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm tra văn bản QPPL.
Hiện tại, Bộ Tư pháp chưa xây dựng Hệ cơ sở dữ liệu chung phục vụ cho công tác kiểm tra xử lý văn bản QPPL. Do vậy, hiện nay việc thu thập văn bản QPPL làm cơ sở để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản trong công tác kiểm tra văn bản chủ yếu tập trung từ Trang Web của Chính phủ, Bộ, Ngành ở Trung ương và Công báo của UBND tỉnh.
Giải pháp trong thời gian tới:
Cần nâng cao hơn nữa cho đội ngũ lãnh đạo của HĐND, UBND cấp huyện trong việc nhận thức đầy đủ vai trò quan trọng của công tác xây dựng văn bản QPPL. UBND các cấp cần tập trung chỉ đạo, nâng cao vai trò của cơ quan Tư pháp trong công tác thẩm định, kiểm tra, xử lý văn bản nhằm phát hiện kịp thời những văn bản quy phạm pháp luật có sai phạm.
Sớm triển khai xây dựng và thực hiện Đề án thành lập Phòng Pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh theo Nghị định số 55/2011/NĐ-CP, cần quan tâm tuyển chọn, bố trí đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn, phẩm chất để trực tiếp tham mưu công tác xây dựng văn bản QPPL và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra văn bản QPPL. Đồng thời thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác kiểm tra và xử lý văn bản QPPL.
Các cấp các ngành cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng hệ cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL. Phải thường xuyên tiến hành công tác tự kiểm tra, kiểm tra văn bản QPPL và rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL nhằm loại bỏ kịp thời những văn bản, những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương.
Tiếp tục đổi mới phương thức kiểm tra văn bản, kết hợp kiểm tra theo định kỳ với kiểm tra theo chuyên đề, ngành, lĩnh vực, tập trung vào những văn bản quy định về các lĩnh vực nhạy cảm liên quan trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp như: Cơ chế, chính sách đầu tư, kinh doanh; cải cách thủ tục hành chính, tài nguyên và môi trường; xây dựng cơ bản… Thực hiện có hiệu quả các giải pháp này là cơ sở quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra văn bản QPPL./.
Nguyễn Quế Anh – Phó GĐ Sở Tư pháp Nghệ An