TIN MỚI
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT HỒ SƠ

image advertisementimage advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Những điểm nhấn của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIII
Kỳ họp thứ 6, là kỳ họp giữa nhiệm kỳ của Quốc hội khóa XIII, là kỳ họp của nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng XI. Kỳ họp này, có vị trí đặc biệt quan trọng giúp Quốc hội nhìn lại chặng đường gần 3 năm qua; đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, tư pháp…; xác định những việc cần làm trong năm 2014 và chặng đường còn lại của Kế hoạch 5 năm để bảo đảm thúc đẩy phát triển đất nước; Kỳ họp có dấu ấn quan trọng có tính lịch sử: Thông qua Hiến pháp sửa đổi, tỷ lệ phiếu biểu quyết thông qua với tỷ lệ cao (97,59% đại biểu Quốc hội có mặt), phản ánh sự đồng thuận cao của các đại biểu Quốc hội, những người đại diện cao nhất cho quyền lợi của cử tri.

Kỳ họp thứ 6, là kỳ họp giữa nhiệm kỳ của Quốc hội khóa XIII, là kỳ họp của nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng XI. Kỳ họp này, có vị trí đặc biệt quan trọng giúp Quốc hội nhìn lại chặng đường gần 3 năm qua; đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, tư pháp…; xác định những việc cần làm trong năm 2014 và chặng đường còn lại của Kế hoạch 5 năm để bảo đảm thúc đẩy phát triển đất nước; Kỳ họp có dấu ấn quan trọng có tính lịch sử: Thông qua Hiến pháp sửa đổi, tỷ lệ phiếu biểu quyết thông qua với tỷ lệ cao (97,59% đại biểu Quốc hội có mặt), phản ánh sự đồng thuận cao của các đại biểu Quốc hội, những người đại diện cao nhất cho quyền lợi của cử tri.


Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, thực hiện chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức trong toàn hệ thống chính trị đã xác định sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là nhiệm vụ quan trọng, dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết cho công việc này. Bản Hiến pháp trình Quốc hội thông qua là kết quả của quá trình làm việc cần mẫn, tâm huyết, tận tụy của các đại biểu Quốc hội, được cử tri trong và ngoài nước, các ngành, các cấp và cả hệ thống chính trị tham gia. Đó là kết tinh của ý chí, nguyện vọng của nhân dân, khi hàng chục triệu cử tri và nhân dân trực tiếp tham gia góp ý. Đã có hơn 26 triệu lượt ý kiến góp ý cho dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Sau một thời gian dài lấy ý kiến cử tri và những nhà khoa học, nhà quản lý, tập hợp ý kiến của nhân dân, Quốc hội đã chắt lọc và đưa vào bản Hiến pháp 1992 những gì tiến bộ, phù hợp và tạo điều kiện cho đất nước, con người Việt Nam phát triển.

Điều mà nhiều người dân góp ý, tâm huyết nhất đã được thể hiện trong bản Hiến pháp: Đó là quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được đặc biệt coi trọng, đặt trang trọng ngay ở Chương 2 của bản dự thảo Hiến pháp. Sự sửa đổi này càng khẳng định, Nhà nước cam kết bảo đảm, bảo vệ tôn trọng quyền con người, quyền công dân đúng như công ước quốc tế và đây cũng là thành quả của hơn 30 năm đổi mới.

Trong thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Dự thảo Nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013), đa số ý kiến đại biểu Quốc hội cơ bản đồng tình với các nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do Quốc hội công bố lấy ý kiến nhân dân. Nội dung của Dự thảo đã kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đây, phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.
Nhiều đại biểu cho rằng Dự thảo đã thể hiện được mục tiêu, quan điểm, định hướng lớn, những vấn đề có tính nguyên tắc về bản chất của Nhà nước và chế độ đã được nêu trong Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội. Bên cạnh đó, Dự thảo Hiến pháp đã phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân và phù hợp với tình hình của đất nước. Nhiều ý kiến đánh giá, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã xác lập cơ chế bảo đảm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện sự đổi mới về tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương. Câu hỏi làm thế nào đề những quy định về quyền con người được thực thi trong cuộc sống càng được làm sáng tỏ khi Bản Hiến pháp hiến định quyền về tự do, dân chủ…
Hiến pháp sửa đổi lần này cũng khẳng định vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó thể hiện rõ hơn bản chất của Đảng ta: Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động, của cả dân tộc, đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là đại biểu trung thành của nhân dân lao động, của cả dân tộc. Hiến pháp đề cao quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước, thực hiện các quyền về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... Hiến pháp khẳng định các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; xác định các nguyên tắc cơ bản để hoàn thiện, đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước; bảo đảm sự phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước.


Đánh giá về sự kiện Hiến pháp được Quốc hội thông qua, dư luận cử tri và nhân dân cả nước đánh giá cao tinh thần làm việc tích cực, trách nhiệm của các vị đại biểu Quốc hội trong việc tham gia vào dự thảo Hiến pháp và trong việc ấn nút để thông qua toàn văn Hiến pháp. Vì thế, bản Hiến pháp này cũng sẽ đánh giá được một bước tiến mới trong việc phát triển của đất nước. Sau khi Hiến pháp ra đời thì đất nước Việt Nam sẽ có những đổi mới và chắc chắn đất nước sẽ có những bước tiến, đặc biệt là an ninh chính trị được giữ vững, ổn định, “Có thể nói, đây là bản Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện, đồng bộ về kinh tế và chính trị, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới” và “Đây là một sự kiện trọng đại có tính lịch sử của thời kỳ mới” . Quốc hội đã hoàn thành một khối lượng lớn công việc, góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.


Để Hiến pháp (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp.

Cũng về công tác lập pháp, cùng với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại kỳ họp này Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) thu hút sự quan tâm của đông đảo cử tri, Luật Đất đai (sửa đổi) sau khi được thông qua cũng là một điểm nhấn quan trọng được cử tri mong đợi nhằm khắc phục những bất cập trong công tác quản lý đất đai hiện hành.Với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai sửa đổi trong ngày làm việc cuối của kỳ họp. Đây là dự thảo Luật đã được nhiều lần cho ý kiến và Quốc hội đã lùi thời gian dự định thông qua từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp này do chưa đủ điều kiện chín muồi.Điều đó cho thấy, Quốc hội rất thận trọng trong những vấn đề liên quan đến đất đai, nhất là khi vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau và đất đai luôn có nhiều biến động. Dù đã gần đến thời gian để bấm nút thông qua, nhưng Ban soạn thảo vẫn dành rất nhiều thời gian nghiên cứu tiếp thu các vấn đề Quốc hội và cử tri đã cho ý kiến. Bộ Tài nguyên và môi trường, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cùng các Bộ có liên quan đã có sự phối hợp rất chặt chẽ trên cơ sở tiếp thu tối đa ý kiến phát biểu của các đại biểu Quốc hội và ý kiến cử tri.


Vấn đề nổi lên trong dự thảo Luật Đất đai lần này là vấn đề quy hoạch sử dụng đất, là sự tham gia của người dân như thế nào? Câu hỏi này đã được bổ sung, tiếp thu trong Dự thảo Luật trước khi thông qua. Giá đất là vấn đề rất phức tạp, đòi hỏi giá đất phải được tính toán trong điều kiện bình thường, chứ không căn cứ theo giá đất “ảo” như thời gian qua. Cùng với vấn đề giá đất, quy định thu hồi đất, bồi thường khi bị trưng dụng đất… và một loạt các vấn đề khác liên quan đến đất đai cũng được điều chỉnh, tiếp thu trước khi thông qua. Cử tri hy vọng, những quy định chặt chẽ trong Luật Đất đai (sửa đổi về việc thu hồi, bồi thường, giá đất...) sẽ góp phần làm giảm tình trạng khiếu kiện xuất phát từ đất đai.


Việc ban hành các đạo luật này có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, giải quyết vướng mắc, bất cập trong thực tiễn cuộc sống, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, Quốc hội còn cho ý kiến 10 dự án luật như: Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Luật Xây dựng (sửa đổi); Luật giao thông đường thủy nội địa; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật y tế….


Cùng với công tác lập pháp, những điểm nhấn của kỳ họp đó là: Công tác nhân sự; giám sát tối cao tại kỳ họp cụ thể là chất vấn và trả lời chất vấn của các thành viên Chính phủ luôn là nội dung “nóng” được cử tri theo dõi. Từ khâu “chọn lựa” Bộ trưởng chất vấn cũng được Quốc hội đặc biệt quan tâm. Quốc hội đã chọn “trúng và đúng” khi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải “đăng đàn” khi mà những vụ án oan sai vẫn xảy ra, ảnh hướng đến lòng tin của nhân dân; điểm mới trong công tác giám sát là Chính phủ báo cáo trước Quốc hội về thực hiện Nghị quyết về chất vấn tại các kỳ họp trước và đại biểu cho ý kiến về những việc đã làm được và chưa làm được nhằm làm sáng tỏ vấn đề chất vấn. Cùng với các Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn, cách thức này sẽ góp phần giải quyết những băn khoăn của cử tri về “hậu giám sát, hậu chất vấn”. Đây là đổi mới tích cực cần tiếp tục thực hiện trong những kỳ họp tới.


Tròn 40 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc và trách nhiệm cao trước cử tri, Quốc hội khóa XIII đã hoàn thành chương trình kỳ họp thứ 6. Chắc chắn, cử tri sẽ đồng tình cao với nhận định của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Kỳ họp này của Quốc hội có những sự kiện mang dấu ấn lịch sử, mở ra thời kỳ mới trong quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc./.

Ngô Minh



Tin liên quan
 
12

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TƯ PHÁP TỈNH NGHỆ AN

Trưởng ban biên tập: Ông Nguyễn Công Hoan - Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Nghệ An

Điện thoại: 038.3 842 283/ Email: tp@nghean.gov.vn

Địa chỉ: số 56 Nguyễn Thị Minh Khai - Hưng Bình - TP.  Vinh tỉnh Nghệ An

® Ghi rõ nguồn Cổng TTĐT Sở Tư pháp tỉnh Nghệ An (hoặc tuphap.nghean.gov.vn) khi trích dẫn tin từ địa chỉ này.