TIN MỚI
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT HỒ SƠ

image advertisementimage advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Quy định pháp luật mới về thực hiện Chế định Thừa phát lại
Ngày 18 tháng 10 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định Số: 135/2013/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung tên gọi một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 18 tháng 10 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định Số: 135/2013/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung tên gọi một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.

Theo quy định tại Nghị định 135, sửa đổi tên gọi của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh thành Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Bổ sụng Điều 2a về Thừa phát lạ như saui: Thừa phát lại là người có các tiêu chuẩn, được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để làm các công việc theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan”. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, Điều 7 như sau: Chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án do người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc. Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu có thể thỏa thuận thêm về các khoản chi phí thực tế phát sinh gồm: chi phí đi lại; phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin nếu có; chi phí cho người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác nếu có”. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 và khoản 6, Điều 15 như sau: Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại là nhân viên Văn phòng Thừa phát lại giúp Thừa phát lại thực hiện các công việc nghiệp vụ pháp lý theo quy định. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại phải có các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 6, Điều 10 của Nghị định 61 và phải có trình độ từ trung cấp luật trở lên. Chế độ thông tin, báo cáo của Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện như sau: Định kỳ quý và hàng năm, Văn phòng Thừa phát lại báo cáo Sở Tư pháp và Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp về tổ chức và hoạt động của mình. Định kỳ 6 tháng và hàng năm, Sở Tư pháp có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tư pháp về tổ chức. Bộ Tư pháp quy định sổ sách, biểu mẫu nghiệp vụ, chế độ thông tin, báo cáo của Văn phòng Thừa phát lại”.

Sửa đổi, bổ sung Điều 21 về Thẩm quyền, phạm vi tống đạt như sau: Văn phòng Thừa phát lại được quyền thỏa thuận để tống đạt văn bản của Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự các cấp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại, bao gồm: Giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời, quyết định đưa vụ án ra xét xử, bản án, quyết định trong trường hợp xét xử vắng mặt đương sự của Tòa án; quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập của Cơ quan thi hành án dân sự. Trong trường hợp cần thiết, trên cơ sở đề nghị của Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại có thể thỏa thuận để tống đạt các loại văn bản, giấy tờ khác. Thừa phát lại có quyền thực hiện việc tống đạt các văn bản của Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự đối với các lại văn bản nêu trên ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại”.

Sửa đổi, bổ sung Điều 24 về Thỏa thuận về việc tống đạt như sau: Thỏa thuận tống đạt được ký kết giữa Văn phòng Thừa phát lại với Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Tòa án dưới hình thức hợp đồng theo phương thức Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự chuyển giao tất cả các loại văn bản đã thỏa thuận cho Văn phòng Thừa phát lại tống đạt và Văn phòng Thừa phát lại không được từ chối khi được yêu cầu tống đạt. Một Cơ quan thi hành án dân sự hoặc một Tòa án chỉ được ký hợp đồng tống đạt với một Văn phòng Thừa phát lại. Một Văn phòng Thừa phát lại có quyền ký hợp đồng tống đạt với nhiều Cơ quan thi hành án dân sự hoặc nhiều Tòa án trên địa bàn tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại”.

Sửa đổi, bổ sung Điều 25 về Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng như sau: Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp quy định tại Điều 6 của Nghị định 61; các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật dân sự; các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Thừa phát lại được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại”.

Sửa đổi, bổ sung khoản 5, Điều 26 như sau: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng Thừa phát lại. Sở Tư pháp có quyền từ chối đăng ký nếu phát hiện thấy việc lập vi bằng không đúng thẩm quyền, không thuộc phạm vi lập vi bằng theo quy định tại Điều 25 của Nghị định 61; vi bằng không được gửi đúng thời hạn để đăng ký theo quy định tại khoản 4, Điều 26 của Nghị định 61. Việc từ chối phải được thông báo ngay bằng văn bản cho Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu lập vi bằng trong đó nêu rõ lý do từ chối đăng ký. Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp”.

Ngoài ra, Nghị định 135 còn Sửa đổi, bổ sung Điều 30 về Thẩm quyền, phạm vi xác minh điều kiện thi hành án; Sửa đổi, bổ sung Điều 31 về Thủ tục xác minh điều kiện thi hành án và một số quy định về tổ chức thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, các thủ tục chung về thi hành án của Thừa phát lại. Nghị định cũng quy định rõ: Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm Thừa phát lại có trách nhiệm hướng dẫn việc phối hợp trong thi hành án giữa các Cơ quan thi hành án dân sự với Văn phòng Thừa phát lại và giữa các Văn phòng Thừa phát lại với nhau trên địa bàn”. Nghị định cũng quy định việc áp dụng biện pháp cưỡng chế trong trường hợp huy động lực lượng bảo vệ. Trong trường hợp cưỡng chế thi hành án cần huy động lực lượng bảo vệ, Văn phòng Thừa phát lại phải báo cáo, xin ý kiến của Trưởng Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự cấp huyện nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại. Về chi phí cưỡng chế thi hành án: Người phải thi hành án, người được thi hành án chịu các chi phí cưỡng chế thi hành án quy định của pháp luật thi hành án dân sự. Thừa phát lại chịu chi phí cưỡng chế thi hành án nếu việc cưỡng chế phải thực hiện lại do lỗi của Thừa phát lại”.

Phòng PBGDPL


Tin liên quan
 
12

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TƯ PHÁP TỈNH NGHỆ AN

Trưởng ban biên tập: Ông Nguyễn Công Hoan - Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Nghệ An

Điện thoại: 038.3 842 283/ Email: tp@nghean.gov.vn

Địa chỉ: số 56 Nguyễn Thị Minh Khai - Hưng Bình - TP.  Vinh tỉnh Nghệ An

® Ghi rõ nguồn Cổng TTĐT Sở Tư pháp tỉnh Nghệ An (hoặc tuphap.nghean.gov.vn) khi trích dẫn tin từ địa chỉ này.