Việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ với những kết quả đạt được về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại đã bước đầu khằng định việc thí điểm Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh là thành công, mô hình Thừa phát lại là phù hợp, cần thiết cho xã hội, cho hoạt động tư pháp, được người dân đồng tình ủng hộ.
Việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ với những kết quả đạt được về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại đã bước đầu khằng định việc thí điểm Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh là thành công, mô hình Thừa phát lại là phù hợp, cần thiết cho xã hội, cho hoạt động tư pháp, được người dân đồng tình ủng hộ.
Việc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại đã góp phần nâng cao nhận thức không những đối với cơ quan Nhà nước mà còn đối với người dân về một chủ trương mới của Đảng, Nhà nước. Chế định Thừa phát lại tạo cơ chế tăng cường tính chủ động, tích cực của công dân trong các quan hệ dân sự, tố tụng dân sự, trong đó việc lập vi bằng của Thừa phát lại đã được người dân đón nhận hết sức tích cực đã tạo thêm một công cụ pháp lý để người dân tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong việc thực hiện các giao dịch dân sự và trong các quá trình tố tụng tư pháp. Các văn phòng Thừa phát lại hiện diện bên cạnh các cơ quan thi hành án của Nhà nước đã tạo điều kiện để người dân có thêm sự lựa chọn phù hợp với năng lực, điều kiện của cá nhân theo yêu cầu thi hành án dân sự. Ngoài ra dưới góc độ xã hội hoạt động Thừa phát lại đã bước đầu tạo lập một nghề mới trong thị trường cung cấp dịch vụ pháp lý, bước đầu tiên xã hội hóa hoạt động thi hành án, tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội.
Với những kết quả đã đạt được qua việc thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23/11/2012 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 36/2012/QH13 về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đến hết ngày 31/12/2015 tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2015. Ngày 24/6/2013 Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 1531/QĐ-BTP chọn 12 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương để mở rộng địa bàn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang, Vĩnh Long.
Trên cơ sở nhiệm vụ Bộ Tư pháp giao, Sở Tư pháp Nghệ An đã tích cực phối hợp với Tòa án, Viện Kiểm sát, Cục Thi hành án dân sự tỉnh và các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng Đề án thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại địa phương và trình Bộ Tư pháp phê duyệt. Ngày 12/9/2013, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 2282/QĐ-BTP về việc phê duyệt Đề án Thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại tỉnh Nghệ An. Trong thời gian thí điểm, ở Nghệ An được thành lập từ 02 đến 03 Văn phòng Thừa phát lại và giao cho Sở Tư pháp Nghệ An giúp UBND tỉnh trong việc quản lý nhà nước về Thừa phát lại.
Để chế định Thừa phát lại được thực thi hiệu quả trên địa bàn tỉnh trong thời gian thí điểm, Sở Tư pháp đã tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trong đó chú trọng xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực đảm bảo tiêu chuẩn để trình Bổ nhiệm thừa phát lại, đồng thời tiếp nhận hồ sơ, làm thủ tục mở Văn phòng Thừa phát lại và thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về Thừa phát lại theo đúng quy định của pháp luật. Một trong những giải pháp cần quan tâm thực hiện đó là tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về Thừa phát lại, thống nhất nhận thức về chủ trương thí điểm Thừa phát lại của Đảng và nhà nước. Nâng cao nhận thức và huy động tối đa sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền các cấp trong thực hiện chế định này. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ngành Tòa án, Cục thi hành án dân sự tỉnh, Sở Tư pháp trong việc hỗ trợ các hoạt động của Thừa phát lại, đặc biệt là hoạt động Tống đạt và tổ chức thi hành các bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật…
Tong quá trình thực hiện thí điểm, Bộ Tư pháp đã giao cho UBND tỉnh Nghệ An có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc, kiểm tra; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai việc thí điểmm bảo đảm thực hiện thí điểm thành công./.
Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật