Người Việt Nam luôn lấy "hài hòa", "đoàn kết" làm trọng, coi đối nhân xử thế là những lẽ sống ở đời. Vì vậy trong cuộc sống dân cư, người dân luôn đề cao những nét văn hóa có "tình làng, nghĩa xóm", "đạo vợ, nghĩa chồng", "anh em như thể tay chân".
Người Việt Nam luôn lấy "hài hòa", "đoàn kết" làm trọng, coi đối nhân xử thế là những lẽ sống ở đời. Vì vậy trong cuộc sống dân cư, người dân luôn đề cao những nét văn hóa có "tình làng, nghĩa xóm", "đạo vợ, nghĩa chồng", "anh em như thể tay chân".
Với dân số đông, sống tập trung ở vùng đồng bằng, thành thị, người dân ở tỉnh ta chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp nên trong cuộc sống hàng ngày thường xẩy ra các mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư, làng xã là điều khó tránh khỏi. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, các tổ hoà giải đã thành lập ở hầu hết các khối xóm và được các ngành, các cấp quan tâm, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Những năm qua, từ khi có Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở năm 1999 và Nghị định số 160/1999/NĐ- CP ngày 18/10/1999 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã xác định tầm quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở đối với việc hạn chế những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ, những mâu thuẫn, bất đồng giữa các cá nhân trong cộng đồng dân cư nhằm góp phần giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh nên đã chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức thực hiện nghiêm túc công tác hòa giải trên địa bàn và đạt được nhiều kết quả nhất định. Năm 2011, Bộ Tư pháp đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-BTP về Tăng cường công tác Hoà giải ở cơ sở trong đó đã giao nhiệm vụ cho UBND các cấp, các ngành triển khai thực hiện việc xây dựng thể chế, củng cố kiện toàn hệ thống tổ chức, nâng cao năng lực cho cán bộ công chức và tổ viên tổ hoà giải …đã tạo nên một bước tiến mới, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành và toàn xã hội về công tác hoà giải ở cơ sở.
Hiện nay toàn tỉnh có 5896 khối (thôn), xóm, bản, 5902 tổ hòa giải với 36.525 hòa giải viên. Các tổ viên tổ hòa giải hàng năm được tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác hòa giải ở cơ sở và các quy định của pháp luật có liên quan nên nhận thức về trách nhiệm cũng như nghiệp vụ, kinh nghiệm hòa giải của các hòa giải viên được nâng lên rõ rệt. Cú 1.428 hòa giải viên có trình độ Cao đẳng, Đại học 319 và sau Đại học 50, 1.059 hòa giải viên có trình độ trung học, có 8.127 hòa giải viên có trình độ khác. 24.217 hũa giải viờn chưa qua đào tạo. Các vụ hòa giải thành ngày càng nhiều, có nhiều vụ việc phức tạp, kiện cáo, tranh chấp kéo dài hàng năm nhưng đã được tổ hòa giải thành tạo niềm tin và uy tín trong nhân dân. Trong năm 2013, các tổ hũa giải đó tiếp nhận 7689 vụ việc, hũa giải thành 5827, hũa giải khụng thành là 1356, đang tiến hành hũa giải là 506 vụ việc.
Thực tế trong những năm qua, việc thực hiện tốt công tác hoà giải đã góp phần thực hiện thành cụng cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giữ gìn truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng. Trên tinh thần các quy tắc, quy định về ứng xử trong các Hương ước, quy ước khối xóm, người dân đã ý thức được việc giữ gìn trật tự, mối đoàn kết lẫn nhau trên cơ sở chấp hành tốt pháp luật của nhà nước. Khi có xích mích, mâu thuẫn xẩy ra, sự có mặt kịp thời của tổ hòa giải và các hòa giải viên đã giúp các bên hòa giải mâu thuẫn, tự tìm cách giải quyết phù hợp không để mất tình cảm và mất trật tự trong cộng đồng dân cư.
Kinh nghiệm cho thấy, ở những địa phương làm tốt công tác hũa giải ở cơ sở thỡ tỡnh hỡnh an ninh, trật tự được giữ vững, tạo đà cho phát triển kinh tế - xó hội, nõng cao đời sống người dân. Ngược lại, ở những nơi cũn coi nhẹ cụng tỏc hũa giải, tỡnh hỡnh mõu thuẫn, tranh chấp có chiều hướng tăng, dẫn đến mất trật tự, trị an xó hội. Thụng thường, những mâu thuẫn, va chạm trong cuộc sống, lúc đầu đơn giản, nhưng do không được quan tâm giải quyết kịp thời cho nên đó nhanh chúng trở thành phức tạp, thậm chớ là nguyên nhân xuất hiện những “điểm nóng” về khiếu kiện.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc tổ chức hoạt động hòa giải ở một số địa phương còn hạn chế. Mạng lưới hoà giải chưa đồng đều, hoạt động của các tổ hòa giải và các hòa giải viên chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, các vụ việc hòa giải thành chưa nhiều. Một số vụ hòa giải không thành đã làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ hòa giải. Cấp ủy, chính quyền địa phương một số nơi chưa thực sự quan tâm và nhận thức đúng mức đến tầm quan trọng của công tác hòa giải. Công tác kiện toàn, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các hòa giải viên chưa được tiến hành thường xuyên. Đặc biệt là sự hướng dẫn, chỉ đạo, thống kê ...của các phòng Tư pháp, Ban Tư pháp các xã, thị trấn đối với các tổ hòa giải chưa sâu sát, kịp thời. Tài liệu cung cấp cho các hòa giải viên chưa kịp thời, chưa đầy đủ. Cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận chưa được tiến hành thường xuyên, còn thiếu sự đồng bộ trong việc đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của các tổ hòa giải ở cơ sở. Việc đầu tư kinh phí cho công tác hòa giải còn quá ít, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đề ra. Vì vậy, nhiều vụ mâu thuẫn, tranh chấp ở cơ sở vẫn không được can thiệp hoà giảI kịp thời, có những vụ tranh chấp đã trở thành những vụ khiếu kiện kéo dài và ngày càng trở nên phức tạp, khó giải quyết, thậm chí có những mâu thuẫn xích mích đã trở thành các vụ án hình sự nghiêm trọng, để lại nhiều bi kịch, hậu quả thương tâm.
Ngày 20 tháng 6 năm 2013, Quốc hội nước Cộng hũa xó hội chủ nghĩa Việt Nam khúa XIII, kỳ họp thứ 5 đó thụng qua Luật Hũa giải ở cơ sở, Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Sự ra đời của Luật Hũa giải đánh dấu một mốc lịch sử quan trong trong cụng tỏc Hũa giải ở cơ sở, các hạn chế, vướng mắc về mặt cơ chế trong thời gian quan đó được giải quyết. Luật tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc để các quan hệ về thực hiện công tác hũa giải được giải quyết một cách triệt để, hũa giải viờn càng được nâng cao vị trí trong thực hiện nhiệm vụ hũa giải, huy động tối đa các lực lượng trong xó hội tham gia vào cụng tỏc này.
Để công tác hoà giải ở cơ sở đạt hiệu quả cao, để Luật Hòa giải ở cơ sở đi vào cuộc sống và phát huy được vai trò, ý nghĩa to lớn của công tác này trong quản lý xã hội, trong thời gian tới, các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác hoà giải ở cơ sở nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của toàn xã hội , đặc biệt là người dân ở cơ sở về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác này.
Các cấp, các ngành cần xác định được công tác hoà giải là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần vào việc bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng, dân cư để tăng cường trách nhiệm, tranh thủ sự chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện hiệu quả công tác hoà giải.
Phải thường xuyên củng cố, kiện toàn, rà soát các tổ hòa giải và các hòa giải viên để hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ kịp thời, cung cấp các tài liệu, văn bản pháp luật cho các tổ viên tổ hòa giải theo quy định của pháp luật. Tổ chức các Hội thi, hội nghị nhằm tìm ra và tôn vinh các hoà giải viên giỏi ở cơ sở, khơi dậy tâm huyết, nhiệt tình với công tác hòa giải ở cơ sở của các hòa giải viên. Huy động các nguồn lực để hỗ trợ thêm kinh phí động viên các tổ hoà giải ở cơ sở, hàng năm tổ chức kiểm tra, thông tin báo cáo và thống kê, định kỳ sơ kết, tổng kết, khen thưởng đối với tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác hoà giải ở cơ sở.
Xã hội càng phát triển, kinh tế xã hội càng đi lên thì các mối quan hệ xã hội càng trở nên phức tạp, càng có nhiều mâu thuẫn, xích mích trong cộng đồng dân cư cần được hòa giải kịp thời. Vì vậy, song song với nhiều giải pháp đồng bộ thì việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế hòa giải, tạo cơ sở pháp lý thống nhất, sát với thực tiễn, có tính khả thi cao là một nhiệm vụ cần được sự quan tâm thực hiện hàng đầu. Có như vậy, công tác hòa giải mới phát huy hiệu quả và góp phần giữ dìn an ninh trật tự chung của đất nước./.
Nguyễn Thu Thuỷ, Phòng phổ biến, giáo dục pháp luật