TIN MỚI
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT HỒ SƠ

image advertisementimage advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đánh giá công tác thực hiện chỉ đạo điểm Cải cách hành chính tại Sở Tư pháp 6 tháng đầu năm 2024
Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã tiếp nhận dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực tư pháp 126.999/145.459 trường hợp, đạt 87,3%, vượt 17,3% so với chỉ tiêu UBND tỉnh đề ra; tăng 17,22% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, tỷ lệ trực tuyến 05 nhóm dịch vụ công thiết yếu khai sinh, khai tử, kết hôn đạt 98,97%, vượt 28,97% chỉ tiêu của UBND tỉnh

Thực hiện Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo cải cách hành chính Sở Tư pháp, ngày 16/7/2024, Ban chỉ đạo đã tổ chức phiên họp đánh giá kết quả thực hiện công tác Cải cách hành chính của đơn vị chỉ đạo điểm 6 tháng đầu năm 2024 với các nhiệm vụ trọng tâm. Tại buổi làm việc có Đồng chí Hoàng Thị Thu Trang - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Ban chỉ đạo; các đồng chí Phó Giám đốc Sở và các thành viên Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Sở.

Anh-tin-bai

Quang cảnh phiên họp BCĐ CCHC Sở Tư pháp

Phiên họp tập trung đánh giá kết quả thực hiện công tác CCHC 6 tháng đầu năm 2024 (đánh giá, làm rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm), thảo luận phương hướng, nhiệm vụ CCHC những tháng cuối năm và những giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế trong triển khai các nhiệm vụ CCHC.

Qua báo cáo, ý kiến tại phiên họp thống nhất đánh giá, thời gian qua, nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Ban chỉ đạo, Giám đốc Sở, cùng sự cố gắng, nỗ lực và quyết tâm cao của các phòng, đơn vị, công tác CCHC của cơ quan đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được kết quả khá toàn diện trên cả 6 nội dung: Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính (TTHC); Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Cải cách chế độ công vụ; Cải cách tài chính công; Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số.

Công tác chỉ đạo điều hành đã tập trung vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, có nhiều chuyển biến tích cực. Đã ban hành Nghị quyết số 291-NQ/ĐU ngày 06/3/2024 của Đảng ủy Sở Tư pháp về việc tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo trong công tác cải cách hành chính và Kế hoạch số 748/KH-STP ngày 04/5/2024 phát động phong trào thi đua đẩy mạnh cải cách hành chính năm 2024; tổ chức triển khai đến từng chi bộ và đảng viên, công chức, viên chức, người lao động; Sở Tư pháp đã ban hành trên 15 văn bản chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ liên quan đến công tác cải cách hành chính thuộc lĩnh vực phụ trách. Ban chỉ đạo đã tập trung chỉ đạo công tác cải cách tổ chức bộ máy hành chính, cải cách TTHC, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tăng cường công tác kiểm tra, tổng hợp giải quyết vướng mắc của các phòng, đơn vị, địa phương.

Vai trò người đứng đầu từng bước được phát huy, Trưởng các phòng, Thủ trưởng các đơn vị bám sát nội dung nhiệm vụ kết hoạch để chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức nhiệm vụ trọng tâm về công tác CCHC của phòng, đơn vị và cơ quan.

Công tác cải cách thể chế, ban hành văn bản quy phạm pháp luật được đặc biệt quan tâm, có nhiều đổi mới, luôn được chú trọng, bám sát nhiệm vụ, phù hợp với yêu cầu thực tiễn; đảm bảo đúng quy định của pháp luật về nội dung, thể thức và trình tự thủ tục; không ngừng nâng cao chất lượng tham mưu ban hành văn bản QPPL của tỉnh.

Cải cách tổ chức bộ máy được triển khai quyết liệt, có nhiều chuyển biến tích cực, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 35/2023/QĐ-UBND ngày 01/12/2023 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp. Qua đó đã giảm 01 phòng chuyên môn và thực hiện bố trí nhân sự theo đề án vị trí việc làm đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Công tác Cải cách hành chính và xây dựng phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số được triển khai quyết liệt, thực chất và công tác chỉ đạo triển khai Đề án 06 đạt nhiều kết quả nổi bật như sau:

- Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã tiếp nhận dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực tư pháp 126.999/145.459 trường hợp, đạt 87,3%, vượt 17,3% so với chỉ tiêu UBND tỉnh đề ra; tăng 17,22% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, tỷ lệ trực tuyến 05 nhóm dịch vụ công thiết yếu khai sinh, khai tử, kết hôn đạt 98,97%, vượt 28,97% chỉ tiêu của UBND tỉnh.

- Việc thực hiện liên thông TTHC: khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; khai tử - xóa đăng ký thường trú - hưởng mai táng phí trên môi trường điện tử được triển khai từ 10/7/2023, đến nay đã đi vào nề nếp. Đảm bảo 460/460 (100%) đơn vị cấp xã trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện đồng bộ, trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã tiếp nhận nhận 28.473 hồ sơ (trong đó: liên thông nhóm khai sinh: 22.994 hồ sơ, liên thông nhóm khai tử: 1.927 hồ sơ và liên thông Xoá đăng ký thường trú, đăng ký khai tử: 3.552 hồ sơ), tiếp tục duy trì vị trí thứ 2 cả nước (sau thành phố Hà Nội) kể từ ngày triển khai đến nay.

- Công tác giải quyết TTHC cấp phiếu lý lịch tư pháp được đặc biệt quan tâm chỉ đạo: Tiếp tục thực hiện quy trình giải quyết cắt giảm từ 10 ngày xuống còn 08 ngày làm việc (cắt giảm 20% thời gian) đối với trường hợp thông thường; cắt giảm từ 15 ngày còn 11 ngày làm việc (cắt giảm 26,6% thời gian); 6 tháng đầu năm 2024 đã tiếp nhận 36.411 hồ sơ, trong đó tỉ lệ hồ sơ trực tuyến chiếm tỉ lệ 56%, tăng 30% so với cùng kỳ, tỉ lệ hồ sơ giải quyết quá hạn dưới 3%; Tích cực triển khai các giải pháp thực hiện kết nối liên thông với VNeID tạo thuận lợi cho công dân nộp hồ sơ trực tuyến qua hệ thống VNeID.

 
Anh-tin-bai
Biểu đồ về tỷ lệ hồ sơ TTHC trực tuyến, trực tiếp và giải quyết TTHC 6 tháng đầu năm 2024 của Sở Tư pháp

- Công tác Số hóa kết quả giải quyết TTHC đạt 100% tạo điều kiện nền tảng để chia sẻ, khai thác dữ liệu và tái sử dụng kết quả TTHC.

- Triển khai sử dụng có hiệu quả hệ thống công chứng, chứng thực trên địa bàn tỉnh.

Kết luận phiên họp, Giám đốc Sở đồng tình với các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, mang tính xây dựng, sát thực tiễn của các thành viên Ban chỉ đạo; ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của các đơn vị; sự chỉ đạo quyết liệt của thành viên Ban chỉ đạo CCHC thời gian qua; đóng góp tích cực, quan trọng vào thành tích chung của Sở.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác cải cách hành chính Sở Tư pháp còn một số nội dung cần phải quan tâm: Tỷ lệ giải quyết TTHC quá hạn đã giảm đáng kể, tuy nhiên cần nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp đề ra để giảm tối đa tỷ lệ này; công tác chuyển đổi số, dịch vụ công trực tuyến chưa đạt như kỳ vọng; liên thông dữ liệu các hệ thống giữa tỉnh và các ngành còn có các điểm nghẽn; Còn một số tổ chức hành nghề công chứng chưa tham gia Hệ thống dữ liệu công chứng, chứng thực.

Qua đánh giá kết quả đạt được và tồn tại hạn chế, Giám đốc Sở yêu cầu triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tiếp theo:

1. Tiếp tục phát huy hơn nữa tinh thần trách nhiệm thực thi công vụ, tinh thần nêu gương, cùng với đó, triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ các nội dung chỉ đạo của các cấp và chủ động trong việc triển khai các nhiệm vụ CCHC; tăng cường kiểm tra, thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính; đề cao trách nhiệm người đứng đầu.

2. Bám sát kế hoạch cải cách hành chính năm 2024 và các chương trình, kế hoạch, văn bản đã ban hành liên quan công tác cải cách hành chính để thực hiện có hiệu quả.

3. Tiếp tục tham mưu, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý xử lý vi phạm hành chính và lý lịch tư pháp; rà soát khối lượng dữ liệu hộ tịch cần số hóa trong thời gian tới; thực hiện rà soát và nhập dữ liệu lý lịch tư pháp để phục vụ khai thác dữ liệu trong kết nối và ứng dụng trên VNEiD; tiếp tục thực hiện các giải pháp để tăng ti lệ dịch vụ công trực tuyến và giảm tỉ lệ giải quyết TTHC quá hạn (dưới 3%); chủ động phối hợp trong việc kết nối liên thông các hệ thống và nhóm TTHC liên thông theo Nghị định số 63/2024/NĐ-CP.

4. Tăng cường công tác tuyên truyền về công tác cải cách hành chính, dịch vụ công trực tuyến, nộp hồ sơ trực tuyến đối với TTHC đề nghị cấp phiếu lý lịch tư pháp.

5. Tiếp tục đôn đốc, theo dõi thực hiện công tác kiểm tra CCHC gắn với chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện./.

Hồng Thúy - Phó Chánh Văn phòng Sở
Tin liên quan
 
1234567

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TƯ PHÁP TỈNH NGHỆ AN

Trưởng ban biên tập: Ông Nguyễn Công Hoan - Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Nghệ An

Điện thoại: 038.3 842 283/ Email: tp@nghean.gov.vn

Địa chỉ: số 56 Nguyễn Thị Minh Khai - Hưng Bình - TP.  Vinh tỉnh Nghệ An

® Ghi rõ nguồn Cổng TTĐT Sở Tư pháp tỉnh Nghệ An (hoặc tuphap.nghean.gov.vn) khi trích dẫn tin từ địa chỉ này.