TIN MỚI
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT HỒ SƠ

image advertisementimage advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Những kết quả nổi bật trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023
Trong năm vừa qua, hậu quả của thiên tai, dịch bệnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đời sống người dân trên địa bàn tỉnh. Nhưng với sự tập trung lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo điều hành của chính quyền, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tỉnh Nghệ An đã kịp thời khắc phục khó khăn, kinh tế xã hội từng bước được duy trì, an sinh xã hội được đảm bảo, cải cách hành chính được đẩy mạnh, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Trong những kết quả đó, có sự đóng góp quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL).

Trong năm 2022, công tác PBGDPL của UBND tỉnh, Hội đồng Phối hợp PBGDPL các cấp đã tập trung tuyên truyền, phổ biến các luật, pháp lệnh mới được Quốc Hội thông qua, hệ thống văn bản Quy phạm pháp luật mới được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, đặc biệt các chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp được chú  trọng.

Hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp đã đi vào nề nếp, chất lượng ngày càng cao. Việc triển khai thực hiện Kế hoạch, chương trình, đề án về PBGDPL đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, trong đó có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo đã được triển khai hiệu quả và ngày càng nhân rộng, góp phần xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với việc tổ chức thi hành pháp luật.

Công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh được thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Trên địa bàn toàn tỉnh đã tổ chức được 7.232 cuộc Hội nghị PBGDPL trực tiếp cho 1.367.617 lượt người tham gia, tiêu biểu như: Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Sở Lao động, thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Nội vụ, Hội Nông dân tỉnh...

Tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật đã được biên soạn phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng, từng địa bàn, đáp ứng tính thời sự trong từng thời điểm với nhiều hình thức như: Xây dựng đề cương tuyên truyền, sách hỏi đáp pháp luật, tờ rơi, tờ gấp, bản tin với 787.758 tài liệu PBGDPL được biên soạn, phát hành miễn phí đến tận cơ sở, người dân, tổ chức 238 cuộc thi tìm hiểu pháp luật với     lượt người dự thi bằng nhiều hình thức đa dạng: tổ chức các cuộc thi trực tuyến: “Tìm hiểu hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính và cung cấp sử dụng dịch vụ công năm 2022”, “Tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông và cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng Internet”, “Tìm hiểu các văn bản pháp luật”, “Phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới”; “Sân khấu hóa về hòa giải ở cơ sở”; cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “thanh, thiếu niên với an toàn giao thông”; cuộc thi “Rung chuông vàng tìm hiểu về phòng, chống mua bán người”;“Viết và trình bày Cáo trạng, bài phát biểu vụ án dân sự”; “Nông dân với an toàn giao thông”; tác phẩm truyền thanh về an toàn giao thông.

Các chuyên mục tư vấn pháp luật, đối thoại chính sách pháp luật, tin tức pháp luật, hồ sơ vụ án trên nhật báo hàng ngày và chuyên mục Pháp luật trên Báo Nghệ An điện tử được duy trì thực hiện hiệu quả: triển khai 44 chuyên trang Pháp luật; thực hiện 44 trang Bạn đọc (phát hành vào thứ 5 hàng tuần) và trang Phóng sự - Xã hội ra số Chủ nhật.

Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh duy trì chuyên mục phát thanh trực tiếp NOV giao thông hàng ngày; “Chính sách và cuộc sống” 2 chương trình/1 tháng với thời lượng 10 phút/chương trình trên sóng phát thanh 20 phóng sự về việc triển khai, áp dụng các chính sách, pháp luật vào thực tiễn cuộc sống. Nhiều chương trình thu hút sự quan tâm và nhận được sự phản hồi tích cực từ khán, thính giả...100% xã, phường, thị trấn thường xuyên tuyên truyền PBGDPL trên hệ thống truyền thanh với nhiều nội dung đa dạng, phong phú trên cơ sở các file do Sở Tư pháp, các Đài Phát thanh – Truyền hình huyện cung cấp và thể hiện đầy đủ trong nhật kí truyền thanh hàng ngày.

Các đơn vị, các địa phương thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền lưu động: Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức biên tập và thu âm về nội dung pháp luật biên giới bằng hai thứ tiếng phổ thông và tiếng đồng bào dân tộc thiểu số phát trên loa truyền thanh nội bộ của đơn vị và địa phương; thành lập các tổ lưu động dùng loa truyền thanh đi đến các thôn, bản, cụm dân cư chưa có hệ thống loa truyền thanh để tuyên truyền vào các ngày trong tuần. Huyện Kỳ Sơn, Quế Phong, Quỳ Châu... tổ chức tuyên truyền lưu động bằng tiếng Thái và tiếng Mông tại các địa bàn có đồng bào dân tộc sinh sống.

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật qua xây dựng phim, kịch: Sở Văn hóa và Thể thao xây dựng vở diễn “Vầng sáng” về nội dung đấu tranh phòng, chống tham nhũng; Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu sản xuất 02 phim tuyên truyền về chính sách trong nông nghiệp. Công an tỉnh biên đạo và lưu diễn 03 vở kịch nói về nội dung tuyên truyền phòng chống ma túy tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa. Câu lạc bộ (CLB) pháp luật được duy trì với nhiều loại hình câu lạc bộ đã phát huy hiệu quả trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trên địa bàn[1]. Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức 93 phiên tòa xét xử lưu động tại UBND cấp xã. Các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL tiếp tục được duy trì như: Sao gửi văn bản, đăng tải các tin, bài PBGDPL trên cổng thông tin điện tử; trên các trang facebook, zalo như: Page “Mặt trận Nghệ An”, “Tỉnh đoàn Nghệ An”, “Công an tỉnh Nghệ An”, “Tư pháp Nghệ An”, “Tư pháp Diễn Châu”, “Tư pháp Quỳ Hợp”... đã nhận được sự ủng hộ tích cực của đông đảo cán bộ, người dân, phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền.

Bên cạnh đó, một số mô hình hiệu quả tiếp tục được duy trì như: “Đấu tranh làm giảm địa bàn có tội phạm và tệ nạn ma túy”, “Đoàn thanh niên với kiến thức pháp luật”; diễn đàn “Công an lắng nghe ý kiến của nhân dân”; mô hình “Dân vận khéo” tại vùng giáo từ tỉnh đến cơ sở; “các dòng họ không có tội phạm và tệ nạn xã hội”, “tổ tự quản”, “tổ tư vấn hôn nhân và gia đình”...

Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022 đã được UBND tỉnh tổ chức thành công tại xã Thượng Sơn, Đô Lương với nhiều hoạt động thiết thực như: Tọa đàm chia sẻ các mô hình hiệu quả về công tác PBGDPL; triễn lãm tranh của các em học sinh đạt giải qua các cuộc thi; trưng bày 10 năm phát hành Bản tin Pháp luật và đời sống của Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh; biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất trong công tác PBGDPL…

Các đơn vị, địa phương đã tổ chức thành công, hiệu quả lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam gắn với tổng kết 10 năm thực hiện Luật PBGDPL, ra mắt thành lập các mô hình PBGDPL, biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu như các huyện: Diễn Châu, Anh Sơn, thị xã Hoàng Mai, thành phố Vinh; tổ chức tổng kết các cuộc thi như: huyện Quỳnh Lưu, Tân Kỳ; huyện Yên Thành tổ chức phiên tòa giả định...

Công tác tổ chức "Ngày Pháp luật" hàng tháng luôn được cơ quan thường trực của Hội đồng và các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ của mình đã chủ động lựa chọn các hình thức phù hợp để triển khai, phổ biến các Luật mới ban hành, văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý, lĩnh vực hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị .

Công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường được quan tâm thực hiện. Toàn ngành đã tổ chức được 11.662 cuộc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật với nhiều hình thức, trong đó tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông 4.563 cuộc, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước 3.452 cuộc, phòng chống tệ nạn ma túy 3.647 cuộc.

Công tác PBGDPL cho các đối tượng đặc thù được quan tâm thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, nhiệm vụ chính trị của địa phương như: Xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Chương trình phòng, chống tội phạm; hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em, Tháng hành động về phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới…

Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh đã thành lập 04 đoàn kiểm tra do thành viên hội đồng gồm Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo để kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại huyện Con Cuông, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Đô Lương, Quỳ Châu.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác PBGDPL năm 2022 vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như:

       Do nh hưởng ca tình hình dịch bệnh Covid-19 nên công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được triển khai thường xuyên, liên tục. Một số hình thc PBGDPL chưa phù hợp với tính chất, đặc điểm của các đối tượng đặc thù và nội dung cần phổ biến. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác PBGDPL còn hạn chế. Công tác triển khai Ngày Pháp luật hàng tháng tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa được chú trọng đúng mức.

          Công tác phi hp gia các thành viên Hi đồng vẫn còn hạn chế, chưa gắn kết được trách nhiệm của thành viên Hội đồng với việc tư vấn, tham mưu cho cơ quan, đơn vị triển khai hiệu quả công tác PBGDPL.

         Để phát huy kết quả đạt được của công tác PBGDPL trong năm 2022, khắc phục những hạn chế, tồn tại, phấn đấu thực hiện thắng lợi Kế hoạch công tác năm 2023 của Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh, trong năm 2023 cần tập trung thực hiện các nội dung sau:

Một là, ban hành Kế hoạch hoạt động của Hội đồng năm 2023 sát với yêu cầu thực tiễn, có sự đổi mới trong hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra sơ kết, tổng kết; tổ chức thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân; Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW, nhất là trách nhiệm được giao trong công tác PBGDPL theo hướng gắn kết giữa PBGDPL và xây dựng, thi hành pháp luật, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chú trọng PBGDPL cho đối tượng đặc thù.

Hai là, thực hiện có hiệu quả các Đề án mới về PBGDPL do Thủ tướng Chính phủ ban hành trong năm 2022, bao gồm: Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027"; Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”; Đề án “Truyền thông về quyền con người ở Việt Nam giai đoạn 2023-2028”; tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến những nội dung pháp luật mới ban hành hoặc có hiệu lực năm 2022 và 2023, các quy định pháp luật liên quan đến đời sống nhân dân, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, những vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận bằng nhiều hình thức phù hợp với đối tượng, địa bàn, tình hình thực tế.

Ba là, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phát huy vai trò của mạng xã hội, các phương tiện truyền thông, báo chí, các thiết chế văn hóa, thông tin cơ sở; tham mưu tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam có hiệu quả gắn với tổng kết 10 năm thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở; tham gia Hội thi hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV; Nâng cao hiệu quả triển khai Luật PBGDPL và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Bốn là, thực hiện có hiệu quả công tác PBGDPL trong nhà trường thuộc phạm vi quản lý; PBGDPL cho đối tượng đặc thù; đề xuất các giải pháp tăng cường xã hội hoá, huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh Nghệ An; tiếp tục rà soát, củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức pháp luật chuyên sâu cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật trên địa bàn tỉnh; tiếp tục triển khai Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật.

Năm là, tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Quyết định số 1723/QĐ-BTP ngày 15/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành hướng dẫn tiêu chí huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới, tiêu chí tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 và tiêu chí quận, thị xã, thành phố đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc tiêu chí quận, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh.

Công tác PBGDPL đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, Nhân dân. Thực hiện tốt công tác này góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới./.



[1] Hội Cựu chiến tỉnh có 196 Câu lạc bộ “Cựu chiến binh tham gia phòng chống tội phạm và giữ gìn an ninh trật tự”; 73 Câu lạc bộ “Cựu chiến binh tham gia giữ gìn Trật tự ATGT”…các cấp bộ đoàn có 500 câu lạc bộ như: “thắp sáng niềm tin”, “bạn giúp bạn”, “Thanh niên giữ yên biên giới”, “Thanh niên với pháp luật”; Câu lạc bộ “Phụ nữ với pháp luật”, “Trợ giúp pháp lý” của Hội Liên hiệp Phụ nữ; câu lạc bộ “Thời sự pháp luật” tại 7/7 phường của Thị xã Cửa Lò

Nguyễn Thị Lan - Phó Giám đốc Sở Tư pháp
Tin liên quan

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TƯ PHÁP TỈNH NGHỆ AN

Trưởng ban biên tập: Ông Nguyễn Công Hoan - Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Nghệ An

Điện thoại: 038.3 842 283/ Email: tp@nghean.gov.vn

Địa chỉ: số 56 Nguyễn Thị Minh Khai - Hưng Bình - TP.  Vinh tỉnh Nghệ An

® Ghi rõ nguồn Cổng TTĐT Sở Tư pháp tỉnh Nghệ An (hoặc tuphap.nghean.gov.vn) khi trích dẫn tin từ địa chỉ này.